TỨ ĐỘNG TÂM - NHỮNG THÁNH ĐỊA PHẬT GIÁO - BÀI 4

TỨ ĐỘNG TÂM - NHỮNG THÁNH ĐỊA PHẬT GIÁO - BÀI 4

Thứ tư, 08/03/2023

Thánh tích Kushinagar tọa lạc tại thành Kushinagar, ngoài ra còn có tên (Kusinagari hay Kusigràma) là một trong hai kinh đô của bộ tộc Mallas (Mạt La). Thời cổ tiểu quốc này được chia làm hai khu vực tự trị và đóng đô tại hai thị trấn riêng biệt là (Kusinàra và Pàvà). Ngày nay, Kushinagar thuộc tiểu bang Utta Pradhesh, cách ga xe lửa quận Gorakhpur khoảng 50 km. Nhìn vào bản đồ Ấn Độ, chúng ta có thể xác định vị trí của Kushinagar tọa lạc gần nằm trung tâm cũng những thánh tích khác: Lumbini (Lâm-tỳ-ni thuộc nước Nepal) - Vaishali (Tỳ-xá-li) -Sarnath (vườn Lộc-uyễn), v.v… Căn cứ theo đường chim bay, Kushinagar cách cách Lumbini khoảng 100 km - Vaishali khoảng 150 km - Sarnath khoảng 200 km và cách Bodhgaya khoảng 300 km.

Thành Kushinagar, từ thời đức Phật cho đến hàng chục thế kỉ về sau, nơi đây vẫn là một nơi xa xôi, hẻo lánh, dân cư thưa thớt. Kushinagar không có những vương thành lộng lẫy, những trung tâm thương mại, phố xá phồn hoa như thành Savatthi (Xá-vệ) -  Rajagaha (Vương-xá) - Baranasi (Ba-la-nại)… Tuy nhiên, vào thời quá khứ xa xưa, Kushinagar là một vương thành giàu sang rộng lớn, dân cư đông đúc, nhưng trải qua sự tàn phá của thời gian, vô thường hủy diệt, đến thời của Đức Phật Thích Ca cũng như nhiều thế kỷ về sau, thành Kushinagar chỉ là những rừng cây Ta La hẻo lánh, dân cư thưa thớt… điều đó chúng ta có thể biết được qua câu chuyện đối thoại giữa đức Phật và tôn giả Anan: Khi nghe đức Phật tuyên bố ba tháng sau sẽ nhập Niết-bàn tại thành Kushinagar, tôn giả Anan đã vội thỉnh đức Phật trụ thế: “Bạch Thế Tôn, còn có những thành lớn khác (Một là Chiêm-bà, hai là Xá-vệ, ba là Bệ-xá-ly, bốn là Vương xá, năm là Ba-la-nại, sáu là Ca-tỳ-la-vệ). Sao Thế Tôn không nhập Niết-bàn ở các nơi ấy, mà quyết định Niết-bàn tại thành bằng đất nhỏ hẹp này, một thành nhỏ hẹp nhất trong các thành. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo: Này A-nan, ngươi chớ nói rằng đây là thành đất nhỏ hẹp, là thành nhỏ nhất trong các thành. Vì sao? Vì thuở quá khứ, thành Câu-thi-na này tên là Câu-thi vương thành, giàu có cùng tột, dân chúng đông đúc.”

Như vậy, trong thời quá khứ xa xưa Kushinagar là một vương thành phồn hoa, dân cư đông đúc và lúc đức Phật nhập Niết-bàn thì nơi này chỉ là một thành nhỏ hoang vắng, dân cư thưa thớt, với những cánh rừng Ta La xanh ngát.

Sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, kim thân của Đức Thế Tôn được hoả tang theo nghi thức tang lễ của một vị Chuyển luân Thánh vương. Sau lễ hoả táng, để tránh sự xung đột tranh giành xá lợi của đức Phật, bộ tộc Malla tại Kushinagar đã đồng ý chia xá lợi Ngài làm tám phần đều nhau cho tám vị quốc vương, trong tám nước này để họ xây tháp cúng dường. Bộ tộc Malla cũng xây một bảo tháp tại nơi lễ Trà tỳ của đức Phật để phụng thờ tro than lúc hoả táng còn lại. Ngôi Tháp này hiện nay vẫn còn.

Đến với thánh tích Kushinagar, ngày nay, chúng ta sẽ được chiêm bái hai nơi thiêng liêng nhất: nơi đức Phật nhập Niết-bàn (gồm tháp Niết-bàn, chùa Niết-bàn…) và nơi diễn ra lễ Trà tỳ kim thân của đức Thế Tôn.

Bài viết liên quan

Ba quy luật bất biến của vũ trụ

Đời sống tâm linh là một phần không thể thiếu bên cạnh đời sống vật lý của con người. Tâm linh là sợi dây liên kết kỳ diệu giữa đời sống tinh thần của con người với các thứ siêu hình trong thế giới này. Cùng với sức khỏe, tâm linh là yếu tố không thể thiếu của bánh xe cuộc đời, tâm linh sẽ hướng dẫn, soi đường chỉ lối trong mỗi giai đoạn phát triển của con người.

Có tiền mua tiên cũng được?

Điều kỳ lạ là, ai cũng hiểu và biết rằng, tiền tài không phải lúc nào cũng mua được hạnh phúc nhưng vì tâm ý chúng ta đã bị nhồi nhét đặc cứng bởi cái văn hóa được quảng cáo khắp nơi rằng “có tiền mua tiên cũng được” nên chúng ta tin rằng đó là sự thật! Tuy nhiên, nghèo khổ quá cũng không phải là một điều tốt. Một đời sống quá thiếu thốn là một đời sống khổ đau. Ngày ngày phải đôn đáo đó đây để kiếm miếng cơm, manh áo mà chẳng được bao nhiêu thì thật là khổ nhọc. Đôi lúc, vì quá nghèo nhiều người bán luôn cả lương tâm đổi lấy đồng tiền dơ bẩn!

Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến

Câu nói này có lẽ bạn đã được nghe ở đâu đó, nhưng bạn chưa biết được nguồn gốc của câu nói này và hàm ý của tác giả muốn nhắn gửi tới chúng ta. Trước tiên hãy cùng xem bài thơ dưới đây.

TỨ ĐỘNG TÂM - NHỮNG THÁNH ĐỊA PHẬT GIÁO - BÀI 1

Tứ động tâm gồm: Lâm Tỳ Ni thuộc Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu), Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) thuộc Ma Kiệt Đà (Magadha), Lộc Uyển nơi chuyển pháp luân xứ Ba La Nại (Benares), và Câu Thi Na (Kushinagar) thuộc cộng hòa Malla (bang Bihar ngày nay), nơi đức Phật nhập Vô Dư Niết Bàn. Bốn thánh tích trọng đại này được cô đọng trong bốn câu rất dễ nhớ: “Đản sanh Ca Tỳ La Thành đạo Ma Kiệt Đà Thuyết pháp Ba La Nại Niết Bàn Câu Thi Na”.

TỨ ĐỘNG TÂM - NHỮNG THÁNH ĐỊA PHẬT GIÁO - BÀI 2

Bồ Đề Đạo Tràng - Ấn Độ (Bodh Gaya hay Bodhgaya) ở quận Gaya, bang Bihar, Ấn Độ. Nơi đây được gọi là đất Phật, vì ở đây là nơi đức Phật Thích Ca đã giác ngộ hơn 2.500 năm trước, là điểm hành hương mà các phật tử khắp nơi trên thế giới luôn ao ước được đến chiêm bái một lần trong đời.

TỨ ĐỘNG TÂM - NHỮNG THÁNH ĐỊA PHẬT GIÁO - BÀI 3

Varanasi hay Baranasi được phiên âm là Ba-la-nại là kinh đô của nước Kasi cổ đại. Tiếp giáp với sông nhánh của sông Hằng là Varna và Asi, khoảng 12km phía dưới Allahabad về bờ bắc sông Hằng, Ba-la-nại là một trong sáu kinh đô có ảnh hưởng nhất thời Phật. Các kinh đô còn lại là Campa, Rajagaha (Vương Xá), Savatthi (Xá Vệ), Saketa và Kosambi (Kiều Tát La). Ba-la-nại (Sarnath) không chỉ là một trong những trung tâm Phật giáo nổi tiếng tại Ấn-độ, cách thành phố Varanasi khoảng 10 km thuộc bang Uttar Pradesh, mà còn là trung tâm hành hương của Ấn-độ giáo và các sinh hoạt tín ngưỡng gắn liền với sông Hằng huyền bí. Ba-la-nại là trung tâm thương mại và công nghệ quan trọng thời cổ, bằng đường bộ lẫn đường sông. Ba-la-nại nổi tiếng với các loại lụa sang trọng, vải vóc đặc biệt, tranh thêu và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Các trung tâm giáo dục của Ba-la-nại đã thu hút các hoàng tử và giới Bà-la-môn không thua kém gì trung tâm Takkasila nổi tiếng thời bấy giờ. Sau khi chứng đạo tại Bồ-đề Đạo tràng, đức Phật đến Vườn Nai tuyên thuyết bài pháp đầu tiên nhóm năm đạo sĩ khổ hạnh Kiều-trần-như, vận chuyển bánh xe chánh pháp mầu nhiệm (Maha-Dharmachakra pravartan). Giáo pháp này được gọi là con đường trung đạo, xa lánh hai cực đoan khổ hạnh ép xác và hưởng thụ khoái lạc.

Zalo
Hotline
0903 666 882