Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến

Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến

Thứ tư, 29/06/2022

Bài thơ “Sống” – Thích Hạnh Hải

Sống không giận, không hờn, không oán trách

Sống mỉm cười với thử thách chông gai

Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai

Sống chan hòa với những người chung sống.

Sống là động, nhưng lòng luôn bất động

Sống là thương, nhưng là chẳng vấn vương

Sống yên vui, danh lợi mãi coi thường

Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến

Thật vậy, con người sống giữa dòng chảy của cuộc đời như một tảng đá sừng sững, gồng mình lên chống chọi với bão táp phong ba. Đời xô đẩy rồi vùi dập, đời nâng lên rồi lại đạp xuống tận sâu. Trải qua biết bao thăng trầm, nếu cứ để dòng đời nhào nặn, thì chắc rằng ta chẳng còn là ta. Nên chúng ta cần phải “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”.

Bất biến và vạn biến là hai từ trái nghĩa nhau, một bên chỉ sự không thay đổi, một bên lại chỉ sự liên tục đổi thay, việc gắn kết cái tâm với những suy nghĩ kiên định không thay đổi và dòng đời với những thứ luôn luôn bị tác động đã khiến cho câu nói này trở nên có sức nặng hơn bao giờ hết.

Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến mang ý nghĩa chủ yếu là hướng con người tới việc giữ cho bản chất thật của mình không bị dao động, hoang mang trước những thay đổi liên tục của cuộc đời.

Để cuộc sống có chất lượng hơn, chúng ta cần biết làm chủ cảm xúc, tập nhìn thấy cái may trong cái rủi, sự tự do nội tâm.

Mục tiêu lớn nhất của câu nói xuất phát từ quan điểm sống đẹp, sống có ích được thể hiện ở toàn bộ nội dung phía trên bài thơ.

Tác giả mong muốn hướng độc giả tới những điều tốt đẹp, để rồi kết lại bằng cách khuyên mỗi người, hãy sống và giữ cho cái tâm của bản thân mình luôn yên bình, không thay đổi và luôn luôn làm theo những lời khuyên mà tác giả đã đưa ra.

Một câu nói khác: “Đừng so sánh cuộc đời của bạn với những người khác!”.

Bạn không hề biết chính xác những gì họ đã và đang trải qua đâu. Đừng để những suy nghĩ hay những điều tiêu cực xuất hiện khi bạn không thể kiểm soát. Thay vào đó, hãy đầu tư năng lượng của bản thân cho những giây phút hiện tại. Cuộc sống quá ngắn để lãng phí thời gian vào việc ghét bất kỳ ai. Hãy loại bỏ tất cả những cảm xúc tiêu cực ấy ra khỏi đầu. Không một ai chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của bạn ngoại trừ bạn. Ghen tỵ chỉ lãng phí thời gian.

Dù đục dù trong, con sông vẫn chảy

Dù cao dù thấp, cây lá vẫn xanh

Dù người phàm tục hay kẻ tu hành

Vẫn phải sống từ những điều rất nhỏ

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm

Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta

Ai trong đời cũng có thể tiến xa

Nếu có khả năng tự mình đứng dậy

Người thông minh biết cách điều chỉnh cảm xúc của mình và họ sẽ không dễ bị ảnh hưởng bởi những thứ bên ngoài. Họ thờ ơ với những thăng trầm của cuộc đời và bình tâm trước những sóng gió.

Tuy nhiên, lại có những người tự chuốc rắc rối vào bản thân mình. Dưới đây là 3 điều người khôn ngoan cần biết để có một cuộc sống an vui.

1. Người trưởng thành không tiếc quá khứ

Có một câu nói rất hay rằng, “Cuộc sống giống như một cuộc hành trình, và tôi cũng là một lữ hành”.

Cuộc sống là một hành trình khó khăn, cả tôi và bạn đều đã đi qua những quãng đường của riêng mình, đừng nhìn lại và buồn vì quá khứ. Bởi vì chúng ta đang sống trong thời điểm hiện tại, chúng ta nên cởi mở và không làm tăng những rắc rối của chính mình.

Những người thực sự trưởng thành sẽ không để quá nhiều những điều của ngày hôm qua chiếm lĩnh ngày hôm nay của họ.

Cho dù quá khứ có khó khăn, có sai lầm, nó đã trở thành quá khứ và không thể quay lại được nữa. Tốt hơn là nên sống cho hiện tại, buông bỏ những ký ức không cần thiết, sống trọn từng phút giây!

Bạn có thể đã có một quá khứ buồn, nhưng cuối cùng tất cả đã qua đi. Dù cho bạn có trăn trở nhiều như thế nào, thì nó cũng không thể thay đổi.

Từ bây giờ, hãy cho tâm trạng của bạn một chút ánh bình minh và dành thời gian cho những người xứng đáng.

Trong thực tế, không có điều gì là không thể buông bỏ, điều quan trọng là bạn có muốn làm điều đó hay không.

Đừng khóc vì những điều đã qua, cũng đừng tiếc nuối vì những gì không thuộc về mình. Hãy làm những điều phù hợp với bạn nhất. Sống trong sạch, tự do và yêu thương chính mình.

2. Người khôn ngoan không lãng phí hiện tại

Có thể trạng thái hiện tại của bạn không thỏa đáng, bạn mệt mỏi và bối rối mỗi ngày, nhưng bạn không bao giờ nên nghi ngờ bản thân hoặc thậm chí từ bỏ. Nếu bạn từ bỏ chính mình, thì không có lý do gì để người khác không coi thường bạn.

Cuộc sống giống như một con heo đất, và mọi nỗ lực bạn bỏ ra giống như tiền tiết kiệm, nó sẽ được hoàn lại cho bạn vào một ngày nào đó trong tương lai. Những gì người khác có, miễn là bạn sẵn sàng trả giá, bạn cũng có thể có chúng.

Nếu đã là vàng thì sẽ luôn tỏa sáng và cơ hội luôn dành cho những người biết chuẩn bị. Những người thực sự biết họ muốn gì sẽ không bao giờ bị xiềng xích trong tình trạng hiện tại. Miễn là bạn làm việc chăm chỉ, không bao giờ là quá muộn. Con đường phía trước luôn nằm dưới chân bạn, không phải trong mắt người khác.

Có rất nhiều điều khiến bạn buồn ngay bây giờ. Sau một thời gian dài, hãy nhìn lại và bạn sẽ phát hiện ra rằng đó không phải là vấn đề gì to tát cả. Thời gian là một liều thuốc tốt để chữa lành những vết thương, và sau những lần vấp ngã, bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm.

Trân trọng từng giây phút hiện tại, không chờ đợi những khoảnh khắc tuyệt vời, mà hãy biến từng khoảnh khắc bạn đang có trở nên tuyệt vời nhất có thể.

3. Người hạnh phúc không lo lắng chuyện tương lai

Nhiều người cho rằng, nụ cười của trẻ em và người già thật vô tư. Con người trước khi phải chứng kiến những thăng trầm của cuộc sống cũng có một trái tim vô ưu như thế. Nhưng rồi, những ngã rẽ của cuộc đời đã khiến chúng ta trở nên đa cảm hơn.

Trong thực tế, mọi người đều có thể sống hạnh phúc. Cuộc sống thuở ban sơ vốn không nhiều rắc rối, nhưng vì tham vọng và những đổi thay đã khiến cuộc sống của họ nhiều rắc rối.

Nhiều người rất kỳ lạ, thích lo lắng về những điều chưa xảy ra trong tương lai để rồi tự rước những rắc rối vào mình. Chúng ta sẽ có câu trả lời cho mọi thứ, nhưng nó chỉ là thời gian chưa trôi qua, và bạn chưa biết cách để trả lời nó.

Hãy là một người không lo lắng, không sợ hãi và mỉm cười với cuộc sống.

Cảm xúc của con người là một dòng sông, và tâm trạng tốt hay xấu phụ thuộc vào độ sâu của nó.

Nếu tâm trí quá đơn giản, một vấn đề tầm thường cũng có thể khơi dậy sự giận dữ, khiến con người trở nên cáu kỉnh. Nếu tâm trí sâu sắc hơn, dù khó khăn đến đâu, bạn có thể bình tĩnh và hành xử một cách khôn ngoan nhất.

Do vậy, đừng hối tiếc về quá khứ, cũng đừng lo lắng về tương lai mà hãy trân trọng hiện tại nhiều nhất có thể bạn nhé!

 

Bài viết liên quan

Ba quy luật bất biến của vũ trụ

Đời sống tâm linh là một phần không thể thiếu bên cạnh đời sống vật lý của con người. Tâm linh là sợi dây liên kết kỳ diệu giữa đời sống tinh thần của con người với các thứ siêu hình trong thế giới này. Cùng với sức khỏe, tâm linh là yếu tố không thể thiếu của bánh xe cuộc đời, tâm linh sẽ hướng dẫn, soi đường chỉ lối trong mỗi giai đoạn phát triển của con người.

Có tiền mua tiên cũng được?

Điều kỳ lạ là, ai cũng hiểu và biết rằng, tiền tài không phải lúc nào cũng mua được hạnh phúc nhưng vì tâm ý chúng ta đã bị nhồi nhét đặc cứng bởi cái văn hóa được quảng cáo khắp nơi rằng “có tiền mua tiên cũng được” nên chúng ta tin rằng đó là sự thật! Tuy nhiên, nghèo khổ quá cũng không phải là một điều tốt. Một đời sống quá thiếu thốn là một đời sống khổ đau. Ngày ngày phải đôn đáo đó đây để kiếm miếng cơm, manh áo mà chẳng được bao nhiêu thì thật là khổ nhọc. Đôi lúc, vì quá nghèo nhiều người bán luôn cả lương tâm đổi lấy đồng tiền dơ bẩn!

TỨ ĐỘNG TÂM - NHỮNG THÁNH ĐỊA PHẬT GIÁO - BÀI 1

Tứ động tâm gồm: Lâm Tỳ Ni thuộc Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu), Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) thuộc Ma Kiệt Đà (Magadha), Lộc Uyển nơi chuyển pháp luân xứ Ba La Nại (Benares), và Câu Thi Na (Kushinagar) thuộc cộng hòa Malla (bang Bihar ngày nay), nơi đức Phật nhập Vô Dư Niết Bàn. Bốn thánh tích trọng đại này được cô đọng trong bốn câu rất dễ nhớ: “Đản sanh Ca Tỳ La Thành đạo Ma Kiệt Đà Thuyết pháp Ba La Nại Niết Bàn Câu Thi Na”.

TỨ ĐỘNG TÂM - NHỮNG THÁNH ĐỊA PHẬT GIÁO - BÀI 2

Bồ Đề Đạo Tràng - Ấn Độ (Bodh Gaya hay Bodhgaya) ở quận Gaya, bang Bihar, Ấn Độ. Nơi đây được gọi là đất Phật, vì ở đây là nơi đức Phật Thích Ca đã giác ngộ hơn 2.500 năm trước, là điểm hành hương mà các phật tử khắp nơi trên thế giới luôn ao ước được đến chiêm bái một lần trong đời.

TỨ ĐỘNG TÂM - NHỮNG THÁNH ĐỊA PHẬT GIÁO - BÀI 3

Varanasi hay Baranasi được phiên âm là Ba-la-nại là kinh đô của nước Kasi cổ đại. Tiếp giáp với sông nhánh của sông Hằng là Varna và Asi, khoảng 12km phía dưới Allahabad về bờ bắc sông Hằng, Ba-la-nại là một trong sáu kinh đô có ảnh hưởng nhất thời Phật. Các kinh đô còn lại là Campa, Rajagaha (Vương Xá), Savatthi (Xá Vệ), Saketa và Kosambi (Kiều Tát La). Ba-la-nại (Sarnath) không chỉ là một trong những trung tâm Phật giáo nổi tiếng tại Ấn-độ, cách thành phố Varanasi khoảng 10 km thuộc bang Uttar Pradesh, mà còn là trung tâm hành hương của Ấn-độ giáo và các sinh hoạt tín ngưỡng gắn liền với sông Hằng huyền bí. Ba-la-nại là trung tâm thương mại và công nghệ quan trọng thời cổ, bằng đường bộ lẫn đường sông. Ba-la-nại nổi tiếng với các loại lụa sang trọng, vải vóc đặc biệt, tranh thêu và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Các trung tâm giáo dục của Ba-la-nại đã thu hút các hoàng tử và giới Bà-la-môn không thua kém gì trung tâm Takkasila nổi tiếng thời bấy giờ. Sau khi chứng đạo tại Bồ-đề Đạo tràng, đức Phật đến Vườn Nai tuyên thuyết bài pháp đầu tiên nhóm năm đạo sĩ khổ hạnh Kiều-trần-như, vận chuyển bánh xe chánh pháp mầu nhiệm (Maha-Dharmachakra pravartan). Giáo pháp này được gọi là con đường trung đạo, xa lánh hai cực đoan khổ hạnh ép xác và hưởng thụ khoái lạc.

TỨ ĐỘNG TÂM - NHỮNG THÁNH ĐỊA PHẬT GIÁO - BÀI 4

Nơi đức Phật nhập Niết Bàn và yên nghĩ, đó chính là thánh tích Kushinagar cũng chính vì thế nơi đây đã trở thành một trong bốn thánh tích linh thiên nhất của Phật giáo (Lumbini, Bodhgaya, Sarnath và Kushinagar). Khi hành hương, chiêm bái bốn thánh tích (Tứ động tâm) trên miền đất Phật linh thiên này, có lẽ Kushinagar là một trong thánh tích đã đọng lại trong lòng người hành hương là những ấn tượng sâu lắng và khó quên nhất. Nếu như Lumbini (Lâm-tỳ-ni), là nơi nhơn thiên và muôn vật hoan ca chào đón sự đản sanh của đấng Từ phụ, thì Kushinagar (Câu-thi-na) là nơi có rất nhiều tín đồ, người đến hành hương và muôn vạn vật đều rơi lệ u buồn, tiễn biệt đấng Thiên nhơn sư. Nếu Bodhgaya (Bồ-đề-đạo-tràng) là đạo tràng thiêng liêng, nơi bừng tỏa ánh sáng giác ngộ của đức Phật Thích Ca, thì Kushinagar là nơi ánh sáng đạo huy hoàng của Ngài đã tắt lịm. Nếu Sarnath (vườn Lộc Uyển) là thánh tích thiêng liêng, nơi khơi nguồn của dòng pháp giải thoát, thì Kushinagar là nơi khô cạn chấm dứt suối nguồn và là nơi giải thoát đang tuôn chảy từ kim khẩu của bậc Đạo sư. Bởi vậy, những tín đồ của Phật như chúng ta, mấy ai tránh khỏi cảm giác xúc động, u buồn khi chiêm bái, đảnh lễ thánh tích này.

Zalo
Hotline
0903 666 882