Một số cách tăng cường trí nhớ

Một số cách tăng cường trí nhớ

Thứ hai, 06/06/2022

Thỉnh thoảng bạn có bị mất trí nhớ, chẳng hạn như quên tên người mới quen hoặc làm thất lạc chìa khóa xe?


Đây chỉ đơn giản là dấu hiệu cho thấy một người quá bận rộn hoặc đang có nhiều điều bận tâm. Tuy nhiên, nếu quên liên tục có thể là một vấn đề đối với bạn. Nhiều yếu tố là nguyên nhân của việc mất trí nhớ, bao gồm di truyền, tuổi tác và tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến não như bệnh Alzheimer. Ngoài ra, chế độ ăn uống và môi trường sống nhiều áp lực như hiện nay cũng có ảnh hưởng lớn đến trí nhớ.
Mặc dù không phải tất cả các chứng mất trí nhớ đều có thể ngăn ngừa được, nhưng chúng ta hãy cùng lướt qua những phương pháp dưới đây và xem có thể áp dụng cái nào để cải thiện trí nhớ được không nhé! 


1. Tập luyện trí não
Tương tự như cơ bắp, não cần được sử dụng thường xuyên để khỏe mạnh. Việc thử thách trí não có thể giúp nó phát triển và mở rộng, từ đó giúp cải thiện trí nhớ.
Trò chơi ô chữ, trò chơi gợi nhớ từ, thậm chí các ứng dụng di động dành riêng cho việc rèn luyện trí nhớ là những cách tuyệt vời để tăng cường trí nhớ.


2. Tập thể dục
Tập thể dục mang lại lợi ích đáng kinh ngạc cho toàn bộ cơ thể của bạn, bao gồm cả bộ não của bạn,  giúp làm giảm nguy cơ suy giảm nhận thức theo tuổi tác và bảo vệ não chống lại sự thoái hóa, đồng thời làm săn chắc da. Tập thể dục làm tăng nhịp tim, giúp tuần hoàn máu tốt hơn.


3. Thiền
Thiền có thể giúp não giúp cải thiện trí nhớ. Nhiều nghiên cứu cho thấy thiền giúp cải thiện chức năng não, giảm các dấu hiệu thoái hóa não và cải thiện cả trí nhớ làm việc và trí nhớ dài hạn, tăng độ linh hoạt của não, giúp duy trì não khỏe mạnh.


4. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ nói chung. Làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ tự nhiên của cơ thể có thể dẫn đến suy giảm nhận thức. Ngủ đủ giấc giúp bạn có bộ nhớ tốt hơn, giúp củng cố ký ức và biến thành những ký ức lâu dài.
Một giấc ngủ đủ thường kéo dài khoảng 7 - 8 giờ/đêm cho một người trưởng thành, giúp não bộ tạo ra và lưu trữ những ký ức dài hạn.


5. Giảm lượng đường dung nạp vào cơ thể
Thực phẩm có đường có thể có hương vị thơm ngon và cảm thấy sảng khoái lúc đầu, nhưng chúng có thể đóng một vai trò tiềm tàng trong việc gây mất trí nhớ và có liên quan đến bệnh Alzheimer. Ăn quá nhiều đường có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe và các bệnh mãn tính, bao gồm cả suy giảm nhận thức, trí nhớ kém và giảm thể tích não, đặc biệt là ở vùng não lưu trữ trí nhớ ngắn hạn, làm khối lượng não thấp hơn so với những người tiêu thụ ít đường.
Tránh dung nạp quá nhiều đường có thể giúp chống lại nguy cơ này. Trong khi thực phẩm ngọt tự nhiên chẳng hạn như trái cây, là một bổ sung tốt cho chế độ ăn uống lành mạnh, mọi người có thể tránh đồ uống ngọt có đường và thực phẩm có thêm đường.
Vì vậy cắt giảm đường không chỉ giúp trí nhớ của bạn mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.


6. Tránh chế độ ăn nhiều calo
Cùng với việc cắt giảm nguồn đường dư thừa, giảm lượng calo tổng thể cũng có thể giúp bảo vệ não.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng chế độ ăn nhiều calo có thể làm suy giảm trí nhớ và dẫn đến béo phì hoặc viêm những bộ phận quan trọng của não.


7. Tăng lượng caffeine
Caffeine từ các nguồn như cà phê hoặc trà xanh có thể là trợ giúp cho bộ nhớ lưu trữ ký ức lâu dài tốt hơn. Những người dùng 200 miligam caffeine đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra sau 24 giờ so với những người không dùng caffeine.
Caffeine cũng có thể tăng cường trí nhớ trong thời gian ngắn. Một nghiên cứu khác cho thấy những người trẻ tuổi uống cafe vào buổi sáng đã cải thiện trí nhớ ngắn hạn.


8. Ăn sô-cô-la đen
Ăn sô-cô-la đen cũng có thể cải thiện trí nhớ của một người. Chất flavonoid từ ca cao, là hợp chất có nhiều trong sô cô la, giúp tăng cường chức năng não.
Những người ăn sô cô la đen thực hiện tốt hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ so với những người không ăn. Các nhà nghiên cứu cho rằng flavonoid đã cải thiện lưu lượng máu đến não.
Điều quan trọng là không thêm nhiều đường vào chế độ ăn, vì vậy nên cân nhắc việc sử dụng sô-cô-la đen do hầu hết các sản phẩm sô-cô-la đều có thêm đường.


9. Bổ sung dầu cá
Dầu cá rất giàu axit béo omega-3 axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Cả DHA và EPA đều quan trọng đối với sức khỏe và hoạt động của não như giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm viêm, giảm căng thẳng và lo lắng, cải thiện trí nhớ ngắn hạn, làm việc và học tập, đặc biệt là ở người lớn tuổi.


10. Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Béo phì thực sự có thể gây ra những thay đổi đối với các gen liên quan đến bộ nhớ trong não, có thể dẫn đến kháng insulin và viêm, cả hai đều có thể tác động tiêu cực đến não. Duy trì trọng lượng cơ thể trong phạm vi bình thường có thể giúp bạn tránh được một loạt các vấn đề liên quan đến béo phì, bao gồm cả bộ nhớ kém hơn.


11. Hạn chế uống rượu
Rượu thể hiện tác dụng gây độc thần kinh lên não. Các giai đoạn lặp đi lặp lại của việc uống rượu có thể làm hỏng vùng hồi hải mã, một phần của bộ não đóng vai trò quan trọng trong trí nhớ. Vì vậy hạn chế uống rượu là một cách thông minh để bảo vệ trí nhớ của bạn.


12. Cắt giảm lượng tinh bột tinh chế
Tiêu thụ một lượng lớn carbohydrate tinh chế như bánh, ngũ cốc, bánh quy, gạo và bánh mì có thể gây hại cho trí nhớ của bạn.
Những thực phẩm này có chỉ số đường huyết cao, có nghĩa là cơ thể tiêu hóa các carbohydrate này một cách nhanh chóng, dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu, gây giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức và giảm chức năng não.


13. Kiểm tra hàm lượng vitamin D trong máu
Hàm lượng vitamin D thấp có liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm giảm chức năng nhận thức, nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Tình trạng thiếu vitamin-D rất phổ biến, đặc biệt là ở vùng khí hậu lạnh và ở những người có làn da tối màu. Hãy xét nghiệm máu để tìm hiểu xem bạn có thiếu vitamin D không và hỏi bác sĩ về việc bổ sung vitamin D liều thích hợp.


14. Chọn thực phẩm kháng viêm
Một chế độ ăn nhiều thực phẩm kháng viêm có thể giúp cải thiện trí nhớ. Chất chống oxy hóa giúp giảm viêm trong cơ thể bằng cách giảm stress oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do. Bạn có thể bổ sung chất chống oxy hóa trong thực phẩm như trái cây như các loại quả mọng như nho… rau củ và trà.


15. Bổ sung Curcumin
Curcumin là một hợp chất được tìm thấy trong củ nghệ, là một chất chống oxy hóa mạnh. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy nó làm giảm viêm và mảng amyloid trong não. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn ở người.


16. Thêm một ít ca cao vào chế độ ăn uống của bạn
Ca cao không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng, cung cấp một liều lượng chất chống oxy hóa mạnh mẽ được gọi là flavonoid. Chúng có thể giúp kích thích sự phát triển của các mạch máu và tế bào thần kinh và tăng lưu lượng máu trong các phần của não liên quan đến trí nhớ.
Vì vậy khi chọn sô cô la, hãy chọn loại sô cô la đen có hàm lượng ca cao từ 70% trở lên.

 

Bài viết liên quan

“Sức Khỏe Là Vàng!” Nhưng bạn đã thực sự sống khỏe?

“Sức khỏe là vàng!” là câu nói quen thuộc được dạy cho con cháu trong gia đình hoặc được truyền thông rầm rộ bởi các chương trình sức khỏe cộng đồng. Nhưng hiếm khi, chúng ta lại thực sự nghiêm túc, chú tâm tuân thủ để có một cuộc sống khỏe mạnh. Cuộc sống bắt buộc chúng ta phải chạy theo guồng máy công việc hàng ngày để tìm kiếm những thứ mình cho là quý báu và tận hưởng những điều thú vị nhưng lại quên mất rằng nếu không có sức khỏe, chúng ta chẳng có gì cả!

Có những cặp thuốc bổ không nên uống cùng nhau!

Có nhiều lý do, bao gồm cản trở sự hấp thụ các khoáng chất “yếu” hơn có trong vitamin tổng hợp, làm mất tác dụng của thuốc hoặc làm tăng các triệu chứng bất thường khác. Các chất bổ sung mà bạn không nên dùng cùng lúc bao gồm:

Tại sao tôi nên ngồi thiền?

Thiền là một phương pháp luyện tập tâm trí và cơ thể, có lịch sử lâu đời được sử dụng để tăng sự bình tĩnh và thư giãn thể chất, cải thiện được sự cân bằng tâm lý, đối phó với bệnh tật và tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ thêm về những điều này nhé!

Ăn cá có tốt hơn ăn thịt?

Thịt cung cấp dưỡng chất cho cơ thể; thực phẩm từ cá lại dễ hấp thu. Nhiều người vẫn băn khoăn, ăn cá có tốt hơn ăn thịt?

Zalo
Hotline
0903 666 882