Ăn cá có tốt hơn ăn thịt?

Ăn cá có tốt hơn ăn thịt?

Thứ hai, 12/12/2022

Theo Viện Dinh dưỡng, thịt cung cấp cho cơ thể các axit amin cần thiết, các axit béo giúp cho sự phát triển của nhiều tổ chức, cơ quan trong cơ thể.

Ngoài ra thịt còn có các chất khoáng, vitamin và là nguồn các yếu tố vi lượng như vitamin A, sắt, kẽm, đồng, coban, selen;... là nguồn vitamin nhóm B rất tốt (B1, B6, PP, B12…).

Nhưng trong quá trình tiêu hóa, thịt tạo ra nhiều sản phẩm trung gian không tốt với cơ thể, trong thịt lại có nhiều mỡ, nhiều axit béo no và cholesterol, đặc biệt là trong các phủ tạng hàm lượng cholesterol rất cao, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng các nguy cơ bị các bệnh về tim mạch, cao huyết áp.

Cá và các chế phẩm từ cá là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Trước hết đó là nguồn protein quý, có đủ các các axit amin cần thiết, mỡ cá có nhiều vitamin A, D và axit béo chưa no có nhiều mạch kép các loại (là những axit béo cần thiết có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể).

Cá, nhất là cá biển có nhiều chất khoáng quan trọng như canxi, photpho, clo, natri, fluo và các yếu tố vi lượng (đồng, coban, kẽm, i ốt.... ). Lượng i-ốt ở một số loại cá biển rất cao, ví dụ như cá thu có từ 1,7 - 6,2 mg/ kg. Thịt của cá dễ tiêu thụ và dễ hấp thu, tổ chức liên kết phân phối đều nên khi nấu chóng chín, mềm, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.

Do đó, theo chuyên gia dinh dưỡng, cá, thịt đều có giá trị dinh dưỡng cao, vì vậy nên ăn cả cá và thịt đồng thời phối hợp với các thức ăn khác để cung cấp đầy đủ thành phần các chất dinh dưỡng và tạo cảm giác ngon miệng.

Tuy nhiên, với người cao tuổi nên giảm bớt thịt, đặc biệt là thịt gia súc (loại 4 chân: bò, lợn, chó, dê…) và ăn cá nhiều hơn.

Theo số liệu điều tra về dinh dưỡng tại Việt Nam trong 10 năm gần đây (2010 - 2020), về khẩu phần ăn, nhìn chung đã có những cải thiện tích cực về năng lượng trung bình trong khẩu phần, ước hiện đạt 2.023 Kcal/ngày, tăng nhẹ so với mức năng lượng 1.925 Kcal/ngày (năm 2010).

Đáng lưu ý, trong khi mức tiêu thụ gạo có xu hướng giảm thì mức tiêu thụ thịt tăng nhanh từ 84 gr/người/ngày (năm 2010) lên 136,4 gr/người/ngày (năm 2020); khu vực thành phố tiêu thụ cao hơn ở mức 155,3 gr/người/ngày.

Bài viết liên quan

“Sức Khỏe Là Vàng!” Nhưng bạn đã thực sự sống khỏe?

“Sức khỏe là vàng!” là câu nói quen thuộc được dạy cho con cháu trong gia đình hoặc được truyền thông rầm rộ bởi các chương trình sức khỏe cộng đồng. Nhưng hiếm khi, chúng ta lại thực sự nghiêm túc, chú tâm tuân thủ để có một cuộc sống khỏe mạnh. Cuộc sống bắt buộc chúng ta phải chạy theo guồng máy công việc hàng ngày để tìm kiếm những thứ mình cho là quý báu và tận hưởng những điều thú vị nhưng lại quên mất rằng nếu không có sức khỏe, chúng ta chẳng có gì cả!

Một số cách tăng cường trí nhớ

Thỉnh thoảng bạn có bị mất trí nhớ, chẳng hạn như quên tên người mới quen hoặc làm thất lạc chìa khóa xe?

Có những cặp thuốc bổ không nên uống cùng nhau!

Có nhiều lý do, bao gồm cản trở sự hấp thụ các khoáng chất “yếu” hơn có trong vitamin tổng hợp, làm mất tác dụng của thuốc hoặc làm tăng các triệu chứng bất thường khác. Các chất bổ sung mà bạn không nên dùng cùng lúc bao gồm:

Tại sao tôi nên ngồi thiền?

Thiền là một phương pháp luyện tập tâm trí và cơ thể, có lịch sử lâu đời được sử dụng để tăng sự bình tĩnh và thư giãn thể chất, cải thiện được sự cân bằng tâm lý, đối phó với bệnh tật và tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ thêm về những điều này nhé!

Zalo
Hotline
0903 666 882