Làm thế nào để kiềm chế cảm xúc tức giận và làm chủ bản thân?

Làm thế nào để kiềm chế cảm xúc tức giận và làm chủ bản thân?

Thứ bảy, 15/10/2022

A. Cơn tức giận sẽ tổn hại cho sức khỏe của bạn như thế nào?

1. Các vấn đề về tim mạch

Tim được coi là bộ phận chịu nhiều tổn thương nhất khi cơ thể chịu quá nhiều cảm xúc tức giận. Trong vòng hai giờ đồng hồ kể từ khi cơn tức giận bùng phát, Nguy cơ xảy ra các vấn đề như đau tim, đột quỵ tăng lên gấp 2 lần so với trạng thái bình thường. 

Lượng máu chảy về tim khi tức giận sẽ bơm lên não và phần mặt gây ra tình trạng da mặt đỏ ửng, gây nóng mặt, do đó lượng máu cần thiết cho vận hành tim giảm đi. Những nguyên nhân này có thể dẫn tới các loại bệnh nguy hiểm như mạch vành hoặc cơ tim.

2. Vấn đề tổn hại cho gan

Khi tức giận, cơ thể sẽ tự tiết ra một chất được gọi là “catecholamine”, kết hợp với những dây thần kinh hoạt động sẽ làm cho đường huyết trong cơ thể tăng cao đây là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp. Ngoài vấn đề về huyết áp cao và tim mạch, còn làm cho axit béo và độc tố tăng cao gây hại cho lá gan rất nhiều.

3. Khiến não nhanh lão hóa

Áp lực mà não phải chịu khi xuất hiện một cơn bực tức là vô cùng lớn, lượng huyết dịch đổ về não sẽ làm giảm lượng oxy vốn có, gây thiếu hụt oxy trên não lúc đó. Tăng nguy cơ đột quỵ và làm cho bộ não của chúng ta mau “già” một cách nhanh chóng.

4. Các vấn đề về dạ dày

Dạ dày cũng là cơ quan chịu nhiều ảnh hưởng của cơn tức giận do lượng máu trong dạ dày và đường ruột bị sụt giảm nhanh chóng gây ra các chứng loét ruột và dạ dày, mất cảm giác thèm ăn và nhiều ảnh hưởng xấu khác.

5. Các vấn đề liên quan tới phổi

Các biểu hiện của tức giận mà chúng ta thường thấy là thở gấp, nóng trong người,... Đó là khi phổi chúng ta phải hoạt động nhanh và mạnh hết sức để đưa không khí và máu chạy qua các bộ phận trên cơ thể bao gồm cả não bộ. Việc hoạt động quá công suất như vậy sẽ ảnh hưởng xấu tới lá phổi của chúng ta. 

6. Ảnh hưởng xấu tới hệ thống miễn dịch 

 Tức giận sẽ có thể gây ra các triệu chứng nhức đầu, khó ngủ, chán ăn, tinh thần sa sút,... Những điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của bạn. Một khi cơ thể đã không được hoạt động bình thường thì hệ miễn dịch sẽ suy giảm đáng kể. Nếu không có hệ thống miễn dịch bảo vệ, cơ thể chúng ta sẽ không thể chống chọi lại được các loại bệnh xâm nhập vào bên trong chúng ta gây bệnh.

B. 10 cách kiềm chế cảm xúc tức giận 

1. Nghĩ đến trách nhiệm bản thân

Khi gặp rắc rối, bạn thường tìm cách quy trách nhiệm cho người khác, từ ngữ đầu tiên trong tâm trạng bực tức, khó chịu với ai đó thường là: “Tại anh/chị…”. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ đến trách nhiệm của bản thân thì bạn sẽ tập trung để xử lý hơn là phàn nàn và đổ lỗi cho người khác. Hãy nghĩ tới: Trong chuyện này, mình cũng có trách nhiệm, mình nên làm như thế này mới đúng… mình cần giúp đỡ mọi người…”.

2. Tránh suy nghĩ tiêu cực

Nếu nghĩ bi quan sẽ kéo theo các cảm xúc đi xuống mà qua thời gian sẽ làm tăng thêm căng thẳng và chán nản trong bạn. Vì thế bạn hãy thừa nhận cái thực tại, bù lại là sự khắc phục và lạc quan trong suy nghĩ: “Tôi đã làm gì sai? Tôi cần thay đổi như thế nào? À việc này cũng không đến nõi kinh khủng như mình nghĩ, mình có thể làm tốt hơn…” Khi mặt tích cực xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

3. Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi

Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, trách mắngnhững lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.

4. Không giữ thù hận hay ác cảm

Trong tâm mang thù hận hay ác cảm với ai đó, không những làm tiêu hao năng lượng và thời gian mà còn làm vẩn đục tư tưởng của bạn, thậm chí đẩy bạn xuống mức thấp nhất của cảm xúc tiêu cực. Hãy để mọi thứ qua đi. Tha thứ, quên đi quá khứ và thoát khỏi hố sâu của hận thù mà chỉ nghĩ về một tương lai hạnh phúc ở phía trước đang chờ đón bạn.

5. Không gửi email trong cơn giận dữ

Trong lúc tức giận, chắc chắn bạn sẽ viết ra những điều không mấy tốt đẹp và có thể gây thương tổn cho người khác, thậm chí còn phá hỏng sự nghiệp của bạn. Vì vậy tốt hơn hết là nên để tâm trạng bình tĩnh hơn, sau đó mới giải quyết công việc tiếp.

6. Viết ra giấy những gì tốt đẹp

Thay vì nổi giận với một ai đó, hãy bình tâm lại, cố gắng tìm một không gian yên tĩnh để trấn tĩnh lại và viết ra những điều tốt đẹp người đó làm cho bạn. Hãy tìm ra những lý do mà bạn biết ơn người đó. Đánh giá lỗi lầm một cách khách quan là cách đối xử công bằng với họ và với cả bản thân chúng ta.

7. Học cách đối mặt với khó khăn                                                   

Nếu bạn biết trước bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách trong thời gian sắp tới, thay vì trốn tránh hãy tìm cách để đối mặt với chúng

Và hãy tập tranh luận để khi vào tình huống thực sự, bạn có thể kiềm chế được những cảm xúc của mình.

8. Bình tĩnh trong mọi tình huống

Mất bình tĩnh có thể làm bạn nổi cáu, cãi nhau, thậm chí đánh nhau với người khác… Vì vậy khi gặp những thử thách, khó khăn, bạn hãy suy nghĩ để tìm cách giải quyết những khó khăn đó.

Cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Đừng bao giờ chỉ nhìn nhận vấn đề theo một hướng, để rồi bạn sẽ chỉ nhận thấy sai lầm ở người khác mà không nhận ra những hạn chế ở chính mình. 

9. Học cách nhìn nhận lại

Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy thực sự tức giận, bạn hãy nhìn lại xem lý do khiến bạn tức giận. hãy thử nghĩ xem sự tức giận đó có thể gây ra những hậu quả gì. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt sự tức giận tránh được những hành động không hay.

10. Học cách giải tỏa cảm xúc

Kiềm chế cảm xúc quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Bản thân tự giải tỏa cơn tức giận trước khi đối diện để nó không có cơ hội bùng lên mạnh hơn. Vậy nên bạn hãy tìm cách kiềm chế cảm xúc cho bản thân nhé!

  • Thường xuyên chia sẻ những cảm xúc của bạn với người bạn thực sự tin tưởng, đó có thể là bạn thân, đó có thể là gia đình, đó có thể là mẹ…
  • Tập thể dục thường xuyên làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ bộ não tập trung, giúp bạn kiểm soát được cơn nóng giận. Ngoài ra còn làm giảm nguy cơ hành động, lời nói, cử chỉ quá mức bình thường.
  • Nếu bạn là người mau nước mắt hay để bộc lộ cảm xúc hãy nghĩ đến những câu chuyện hài hước, nghĩ đến chuyện vui bạn đã từng trải qua, hãy uống một cái gì đó thật lạnh… Nó sẽ giúp bạn kiềm chế cảm xúccủa mình tốt hơn.
  • Thiền định: Stress và lo lắng là nguyên nhân của sự tức giận, thiền định có thể giúp bạn giảm bớt những điều này một cách tối đa.
  • Và nếu bạn chưa thực sự tin tưởng ai, hãy tập cho mình thói quen viết nhật ký. Nhật ký là một hình thức khác lành mạnh để kiềm chế cảm xúc của bạn. Đây là nơi tuyệt vời để giải thoát các ý tưởng, cảm xúc tiêu cực mà không làm tổn thương bất cứ ai. Bạn có thể học cách tự “viết ra” trong tâm trí của mình những cảm xúc... và “đọc” nó, nghĩa là “dõi theo” nó. Đó chính là lắng nghe tiếng nói bên trong để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc bản thân.

Trong xã hội đầy phức tạp và cạnh tranh này nếu bạn biết kiềm chế cảm xúc và kiểm soát chế ngự để làm chủ bản thân mình là bạn đã đạt đến 50% của sự thành công trong tương lai. Tục ngữ Việt Nam có câu: “cả giận sẽ mất khôn”. Đúng vậy, ai trong chúng ta cũng đều nhận thức được hậu quả của việc không giữ được bình tĩnhvà mất lý trí do nông nổi nhất thời. Cách chúng ta có thể vượt qua được chính là hiểu rõ và kiểm chế cảm xúc của mình.

Vậy bạn hãy học cách kiềm chế cảm xúc ngay từ bây giờ để khi thời gian trôi qua, bạn không phải hối tiếc:Phải chi lúc ấy tôi đừng quá nóng giận”.

CHÚC BẠN LUÔN TÌM ĐƯỢC SỰ BÌNH AN VÀ HẠNH PHÚC TRONG CUỘC SỐNG!

 

Bài viết liên quan

Phát triển bản thân là một trong khía cạnh quan trọng của bánh xe cuộc đời

Bánh xe cuộc đời đề cập đến 08 khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Nhưng, trong đó phát triển bản thân là một trong những phương thức góp phần giúp bạn cải thiện đời sống tinh thần, có cơ hội nhìn lại chính mình để từ đó đưa ra những lựa chọn đúng đắn và làm chủ được cuộc đời.

Kỹ năng thuyết trình trước đám đông

Kỹ năng thuyết trình là một loại kỹ năng mềm không thể thiếu trong thời đại hiện nay, đặc biệt là đối với các bạn trẻ. Thuyết trình là hoạt động mà chúng ta thường xuyên phải thực hiện trong cuộc sống hằng ngày. Nó xuất hiện từ trong hoạt động học tập đến làm việc và là một kỹ năng không thể thiếu được.

Nâng cao kiến thức là công cụ để phát triển bản thân và mang đến cuộc sống tràn đầy năng lượng

Nâng cao kiến thức là một trong những cách thức để giúp cá nhân phát triển, gia đình hạnh phúc. Nếu chúng ta ngừng cập nhật kiến thức thì sẽ trở nên lạc hậu, cô đơn trong một xã hội không ngừng tiến bộ. Là một doanh nhân, tôi lại càng tin rằng, chỉ có thể khi bạn trở thành chuyên gia trong chính lĩnh vực của mình bất kể ở thời đại nào, thì bạn mới có thể duy trì sự thành công. Điều này chỉ có được khi bạn học tập liên tục, nắm bắt xu hướng và không ngừng đổi mới.

Có bao giờ bạn hỏi mình muốn gì nhất trong cuộc sống này?

Câu hỏi này tôi đã nghe nhiều, tự hỏi mình cũng nhiều và cứ sau một thời gian thì đáp án lại thay đổi. Một câu hỏi quyết đinh số phận: “Bạn muốn gì?”

Zalo
Hotline
0903 666 882