Nguyên tắc 80/20 ứng dụng trong việc xây dựng mối quan hệ như thế nào

Nguyên tắc 80/20 ứng dụng trong việc xây dựng mối quan hệ như thế nào

Thứ ba, 24/05/2022
C

Xây dựng mối quan hệ trong cuộc sống là một trong tám khía cạnh của bánh xe cuộc đời để cuộc sống cân bằng và hạnh phúc. Điều này tưởng dễ nhưng thật sự khó giữa một cuộc sống luôn phải xoay vòng và vội vã. Vậy, phải làm sao để cân bằng và phát triển các mối quan hệ theo hướng tích cực?

Có người đã hỏi tôi rằng: Có bao nhiêu mối quan hệ cần phải xây dựng? Và đâu là những mối quan hệ tích cực? Làm cách nào để cân bằng các mối quan hệ trong khi thời gian là hữu hạn. Tôi xin chia sẻ với bạn về nguyên tắc 80/20 (nguyên tắc Pareto) để giúp bạn biết cách duy trì mối quan hệ và có được sự cân bằng trong cuộc sống như bạn muốn.

Nguyên tắc 80/20 ứng dụng trong việc xây dựng mối quan hệ như thế nào?

Trước hết, bạn cần phải hiểu 80/20 là nguyên tắc về nguyên nhân và kết quả. 80% kết quả (đầu ra) đến từ 20% nguyên nhân (đầu vào). Nguyên tắc này được ứng dụng trong tất cả các tình huống, nhắc nhở chung về kết quả mà chúng ta muốn sẽ gắn liền với việc quyết định lựa chọn điều chúng ta làm.

Vì thời gian là hữu hạn nên hãy chọn 20% điều quan trọng nhất, điều tốt nhất, điều ý nghĩa nhất,... để giúp bạn đạt được điều bạn muốn. Điều này không có nghĩa là 80% còn lại là không quan trọng. Điều này tiếp tục nhắc lại rằng nguyên lý Pareto chỉ đơn thuần là một quan sát và không nhất thiết là một định luật phải chính xác 100%.

Trong mối quan hệ cũng vậy, có rất nhiều mối quan hệ chúng ta cần phải xây dựng và duy trì hàng ngày. Dù bạn là doanh nhân, là một nhân viên, là một giáo viên hay chỉ là một người nông dân chất phác bình thường thì chắc chắn xung quanh cũng sẽ có các mối quan hệ với gia đình, với cấp lãnh đạo, với người yêu, với bạn bè, với hàng xóm láng giềng và thậm chí là với cả những động vật xung quanh.

Nguyên tắc 80/20 đơn giản là bạn hãy dành ra 80% thời gian để chăm sóc cho 20% mối quan hệ quan trọng, ý nghĩa (trong số tổng quan hệ bạn có) để mang lại cho bạn cuộc sống ý nghĩa hơn.

Vậy đâu là những dấu hiệu cho thấy đó là mối quan hệ quan trọng cần phải xây dựng?

Thứ nhất là mối quan hệ gắn kết theo thời gian như mối quan hệ với cha mẹ, con cái, giữa vợ chồng với nhau vì đó là những mối quan hệ nền tảng, phải gặp nhau thường xuyên, không thể thay đổi được. Nhưng rất ít người hiểu rằng đây thật sự là những mối quan hệ đáng được nuôi dưỡng và mới mang lại giá trị bền vững.

 

Thứ hai là mối quan hệ tạo ra được giá trị để giúp bạn tốt hơn chứ không tệ đi. Giá trị được định nghĩa theo riêng từng cá nhân, nó bao hàm cả về đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh,...

Thứ ba là mối quan hệ truyền cảm hứng. Sẽ có những mối quan hệ không tạo ra giá trị trực tiếp cho bạn nhưng lại khiến bạn cảm thấy có động lực làm một điều gì đó một cách tràn đầy năng lượng thì đó cũng là một mối quan hệ tích cực cần được duy trì.

Thứ tư là mối quan hệ có sự tôn trọng, trân trọng. Sống trong một xã hội đầy những mối quan hệ xã giao, sự tôn trọng và trân trọng sẽ được thể hiện rất rõ qua những va chạm, những tranh cãi lợi ích, cách giải quyết vấn đề. Thật không quá khó khăn để bạn nhận ra đâu là một mối quan hệ có sự trân trọng.

Quản lý thời gian trong việc xây dựng mối quan hệ

Với tôi, việc quản lý thời gian trong các mối quan hệ không quá khó khăn nếu bạn đã xác định rõ đâu là các mối quan hệ thực sự quan trọng, vì sao lại cần phải phát triển và thời gian bạn có thể có hàng ngày để dành riêng cho việc duy trì mối quan hệ.

Bạn hãy tạo cho mình một thói quen trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy, rà soát lại các cuộc gặp gỡ trong ngày, phân loại đâu là những cuộc gặp cần thiết, sắp xếp lại thứ tự quan trọng để bạn biết được mình cần chi bao nhiêu thời gian cho những mối quan hệ này và từ chối những mối quan hệ lãng phí hoặc không cần thiết.

Có một sự thật là, mỗi người chúng ta đều có rất nhiều mối quan hệ vô thưởng vô phạt (không tạo được giá trị nhưng cũng không làm mất giá trị của mình). Chính những mối quan hệ đó sẽ khiến đời sống của chúng ta thêm chật vật, bận rộn và đánh mất các mối quan hệ chất lượng. Vậy thì lời khuyên dành cho bạn là chỉ dành thời gian cho các mối quan hệ này khi bạn thực sự dư dả, giàu có về thời gian!

Thời gian là thứ công bằng nhất trên thế gian vì người giàu cũng có như người nghèo luôn có như nhau, không thể xin thêm, cũng không lo bị mất trộm. Tài sản này vô cùng quý giá nên hãy sử dụng hợp lý trong việc xây dựng mối quan hệ để tránh bị lãng phí bạn nhé!

Bài viết liên quan

Mô hình tính cách con người DISC

Tại sao có người dễ gần, có người lại e dè khi gặp gỡ, giao tiếp với người lạ? Tại sao cùng một người có lúc thận trọng, có lúc lại tỏ ra thống trị? Những câu hỏi trên đều sẽ được giải đáp thông qua việc sử dụng và phân tích mô hình DISC. Hãy cùng tìm hiểu thuật ngữ DISC là gì, cách đọc DISC cũng như tầm quan trọng của mô hình này trong cuộc sống và công việc.

Giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ

Tất cả những mối quan hệ xung quanh chúng ta, cho dù mức độ thân thiết có cao như thế nào, cũng sẽ có lúc gặp trục trặc. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giải quyết các mâu thuẫn bằng cách thực hiện những điều sau đây.

Bạn nên sử dụng quỹ thời gian của mình thế nào?

Một ngày ta đều có 24 tiếng, nhưng tại sao có những người mà trong 24 giờ đó họ làm được nhiều việc hiệu quả. Ngược lại, có nhiều người cho rằng 24 giờ đó không đủ cho họ.

Zalo
Hotline
0903 666 882